UBCKNN YÊU CẦU CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN KHÔNG ĐƯỢC TƯ VẤN, MÔI GIỚI, PHÁT HÀNH GIAO DỊCH TIỀN ẢO

Hiện nay một số công ty trên thị trường có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) bao gồm tiền kỹ thuật số (cryptocurrency), huy động vốn thông qua phát hành tiền kỹ thuật số (ICO) và các sản phẩm khác như quỹ cộng đồng (crowdfunding), nền tảng cho vay ngang hàng (peer-to-peer lending), công nghệ chuỗi khối (blockchain)…

Theo UBCKNN, đây là sản phẩm mới chưa được pháp luật điều chỉnh nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cơ quan này khuyến cáo các nhà đầu tư cẩn trọng khi tham gia đầu tư vào các sản phẩm mới trên để hạn chế những tổn thất có thể xảy ra.

Đồng thời yêu cầu các công ty đại chúng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài chính phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về phát hành, huy động vốn, công bố thông tin… đối với các sản phẩm mới trên.

Đặc biệt, trong khi chờ cấp có thẩm quyền ban hành khuôn khổ pháp lý cho các sản phẩm mới này, UBCKNN yêu cầu các tổ chức kinh doanh chứng khoán không tham gia các hoạt động tư vấn, môi giới, phát hành, giao dịch tiền kỹ thuật số cũng như các sản phẩm công nghệ tài chính khác và tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.

Theo CafeF

NHNN YÊU CẦU HẠN CHẾ TÍN DỤNG CHO BẤT ĐỘNG SẢN, TẬP TRUNG CHO SẢN XUẤT KINH DOANH

Cụ thể, để đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng và tăng trưởng tín dụng bền vững theo đúng chủ trương của Chính phủ và định hướng của NHNN, Thống đốc NHNN yêu cầu các TCTD kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ tiêu được NHNN giao, phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của NHNN. Mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng cường công tác thẩm định, giám sát sử dụng vốn vay, đảm bảo đúng mục đích, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

Why does the problem of reducing ocean plastic waste need a global treaty?

Đáng chú ý, NHNN yêu cầu hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, xây dựng, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn, đảm bảo khả năng thanh khoản; Thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời kiểm soát tốt chất lượng tín dụng tiêu dùng; nâng cao hiệu quả công tác xét duyệt hồ sơ, đặc biệt là các điều kiện vay vốn để hạn chế rủi ro phát sinh; giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn cho vay tiêu dùng nhưng thực chất là để đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán.

Cùng với đó, kiểm soát chặc chẽ tốc độ tăng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán để hạn chế rủi ro và phù hợp với các quy định tại Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và các quy định phát luật khác có liên quan.

Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực ưu tiên gồm: Nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo CafeF

SẮP KÝ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VỚI 4 NƯỚC CHÂU ÂU

Nội dung trên được Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Ủy viên Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ Johannin Ammann cho biết tại cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị WEF Davos 2018 đang diễn ra tại Thuỵ Sĩ.

Việt Nam có vị thế quan trọng

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và ông Johannin Ammann cùng bày tỏ vui mừng khi gặp lại nhau bên lề Hội nghị WEFDavos 2018, đồng thời cùng đánh giá quan hệ ngoại giao Việt Nam- Thụy Sĩ đang phát triển tốt đẹp, hợp tác kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực. Ông Johann Schneider-Amman nhắc lại những kỷ niệm về đất nước và con người Việt Nam năng động, mến khách, đã để lại ấn tượng sâu sắc khi sang thăm Việt Nam năm 2013 và cho biết sẽ thăm lại Việt Nam trong thời gian tới. Ông Johann Schneider-Amman khẳng định Thụy Sĩ mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam là nước có vai trò và vị thế ngày càng quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nhằm đưa hợp tác kinh tế hai bên phát triển thực chất, hiệu quả, hai bên bày tỏ mong muốn đẩy nhanh việc thống nhất các quan điểm để đi tới ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với khối EFTA (gồm 4 nước Thuỵ Sỹ, Liechtenstein, Na Uy và Iceland) trong 6 tháng đầu năm 2018. “Là một nước quan trọng, có vai trò dẫn dắt trong khối EFTA, chúng tôi mong muốn Thụy Sĩ góp tiếng nói chung để hai bên sớm đi tới hoàn tất các vòng đàm phán” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh hội nhập quốc tế về kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam đã là thành viên của hơn 10 FTA có tính chất toàn cầu và khu vực.

Trong năm 2018, Việt Nam và các bên sẽ kết thúc đàm phán Hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), Hiệp định tự do thương mại Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) là những hiệp định tự do thương mại có tiêu chuẩn rất cao và khắt khe về năng lực thực thi chính sách. Việc hợp tác thương mại, đầu tư với Khối EFTA đều là để thực thi đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế rộng mở của Việt Nam. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nhấn mạnh việc Việt Nam và khối EFTA tham gia trong một FTA chung cần bảo đảm lợi ích cân bằng, hướng tới sự phát triển bền vững cho hai bên.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp xúc với tân Chủ tịch điều hành WEF Borge Brende, nguyên là Ngoại trưởng Nauy – một nền kinh tế thành viên của EFTA. Ông Borge Brende cho biết, một Hiệp định thương mại tự do của EFTA với Việt Nam là cơ hội cho sự phát triển mới của các bên liên quan. Với tư cách là Chủ tịch điều hành WEF, ông Borge Brende bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ với các xu hướng hợp tác, liên kết kinh tế duy trì hệ thống thương mại tự do toàn cầu, trong đó có việc đàm phán và đi tới ký kết, thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam- EFTA.

9 năm đàm phán

Được biết từ năm 2009, trên cơ sở tiềm năng hợp tác kinh tế giữa khối EFTA và Việt Nam cũng như nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và khối EFTA đã nhất trí sẽ nâng tầm hợp tác kinh tế hai bên thông qua thảo luận một FTA giữa Việt Nam và khối EFTA.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo hai bên, Việt Nam và khối EFTA đã tiến hành nghiên cứu về tình hình thương mại đầu tư, hệ thống pháp luật của các nước tham gia, đánh giá về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước thuộc khối EFTA, đồng thời xem xét quan điểm về đàm phán FTA của mỗi bên, từ đó đánh giá cơ hội và thách thức của mỗi bên trong trường hợp hai bên đàm phán ký kết FTA. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu chung của hai bên đã thống nhất các nội dung của bản Báo cáo tổng hợp, chỉ rõ với cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung mạnh mẽ lẫn nhau, việc ký kết FTA sẽ mang lại những lợi ích cho cả hai bên.

Được sự phê duyệt và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, qua một quá trình làm việc, nghiên cứu và thảo luận cùng với khối EFTA và các đơn vị và tổ chức trong nước có liên quan, Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ Việt Nam cùng với khối EFTA tuyên bố chính thức khởi động đàm phán FTA giữa Việt Nam và khối EFTA.

Vào ngày 3/7/2012, khối EFTA đã cùng Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ về việc các nước này công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hai bên khởi động đàm phán FTA. Quyết định này thể hiện sự công nhận của khối EFTA đối với các nỗ lực đổi mới nền kinh tế của Việt Nam cũng như mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại thông qua việc đàm phán và ký kết FTA giữa hai bên. Tổng thống Thụy Sĩ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos tháng 12/2016 cũng đã khẳng định mục tiêu sớm kết thúc đàm phán Hiệp định này. Tính tới nay, hai bên đã có 15 phiên đàm phán, gần nhất là phiên đàm phán diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 9/2017. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, phiên đàm phán thứ 16 sẽ diễn ra vào tháng 5/2018 tại Nauy.

Theo Dantri

Cải tổ cơ cấu kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Một số nghiên cứu cho rằng chính sách quản lý cầu không sai nhưng khi sử dụng chính sách quản lý tổng cầu kiểu Keynes cần ý thức rằng đó là chính sách mang tính ngắn hạn và nhất thời không thể sử dụng lâu dài và triền miên. Việc sử dụng chính sách này triền miên suốt từ 2007 đến nay khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào vòng xoáy lạm phát – suy trầm và vòng xoáy này ngày càng nhỏ khiến cả phía cung và phía cầu của nền kinh tế đều yếu. Ngay cả vấn đề lạm phát nếu được giải quyết thì cũng chỉ là giải quyết phần ngọn của vấn đề, nguyên nhân sâu xa là do hiệu quả sản xuất, hiệu quả đầu tư thấp và cơ cấu kinh tế lệch lạc.

Trong thời gian qua, hầu hết các chuyên gia và các nhà tư vấn chính sách của Việt Nam tập trung vào chính sách quản lý cầu, hoặc kích thích tăng trưởng thông qua nới lỏng hoặc thắt chặt tiền tệ để ngăn cản sự gia tăng của giá cả. Các nhà hoạch định và các chuyên gia tập trung quá mức vào chỉ tiêu mang tính ngắn hạn là GDP mà bỏ qua các yếu tố khác mang tính dài hạn như tổng thu nhập quốc gia (GNI), tổng thu nhập quốc gia khả dụng (GNDI – Gross National Disposable Income) và tiết kiệm (saving). Thậm chí cơ quan thống kê cũng không cần tính toán và công bố những số liệu về tổng thu nhập quốc gia khả dụng và tiết kiệm theo từng khu vực thể chế do không có nhu cầu sử dụng. Tính toán từ bảng cân đối liên ngành của Việt Nam qua các giai đoạn cho thấy mức độ lan tỏa của các nhân tố của cầu cuối cùng đến sản xuất và thu nhập dường như ủng hộ nhận định trên, nghiên cứu chỉ ra cấu trúc của nền kinh tế đang có chiều hướng thay đổi chuyển từ trường phái Keynes, tăng cầu sẽ làm tăng cung sang hướng tăng cầu tuy làm tăng sản lượng ở phía cung nhưng không làm tăng thu nhập.

Nếu tăng cầu ở tiêu dùng cuối cùng do mở rộng tín dụng có thể dẫn đến rủi ro về nợ xấu, lạm phát, tăng cầu ở chi tiêu chính phủ có thể dẫn tới bội chi ngân sách, cầu đầu tư tăng lên mà sử dụng hiệu quả đầu tư thấp hoặc vì những mục đích phi kinh tế có thể làm tăng GDP ở thời điểm đó nhưng không mang lại hiêu quả gì cho chu kỳ sản xuất sau. Điều này có thể dẫn đến nợ nần và cũng là nguyên nhân sâu xa của lạm phát, nghiên cứu cũng cho thấy xuất khẩu hàng hóa càng ngày càng lan tỏa ít đến thu nhập mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu và nguy cơ về ô nhiễm là cực lớn.

Nghiên cứu cũng cho thấy trong thời gian qua tuy tăng trưởng tương đối cao nhưng chất lượng tăng trưởng chưa thực sự tốt và yếu tố môi trường gần như bị bỏ qua. Tăng trưởng về lượng khí thải nhà kính luôn cao hơn mức tăng trưởng kinh tế 2 – 5%. Cấu trúc ngành và liên ngành có dấu hiệu ngày càng gây bất lợi cho tăng trưởng bền vững, ngày càng gây bất ổn vĩ mô và ô nhiễm môi trường

Khuyến nghị:

Cần có chính sách nhất quán và hài hòa không chỉ giữa các khu vực thể chế như doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp ngoài nhà nước và khu vực hộ gia đình, mà còn phải nhất quán và bằng phẳng giữa các doanh nghiệp trong cùng một loại hình thể chế. Nhóm ngành nông lâm thủy sản có tất cả các chỉ số về kinh tế như độ lan tỏa, độ nhạy đến sản xuất và giá trị tăng thêm rất tốt nhưng cũng là nguyên nhân cơ bản gây nên phát thải nhà kính. Nhóm ngành này cần nguồn lực về chính sách, vốn, lao động chất lượng cao để tiến tới nền nông nghiệp xanh.

Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hồng Sơn trong nghiên cứu về “Dịch vụ Việt Nam 2020: Hướng tới chất lượng, hiệu quả và hiện đại”, khi nhóm ngành dịch vụ lan tỏa tốt đến thu nhập và ít gây phát thải nhà kính, nhưng có chỉ số lan tỏa tới giá trị sản xuất và độ nhạy hơi thấp. Nếu chỉ số lan tỏa và độ nhạy của nhóm ngành này tăng lên không những tăng trưởng cao, có chất lượng và bền vững. Để chỉ số lan tỏa và độ nhạy tăng cần có chính sách ưu tiên cụ thể thực chất cho những ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ trong nước, đặc biệt những ngành sản xuất sản phẩm phụ trợ cho đầu vào của các ngành dịch vụ.

Nghiên cứu cho thấy nguồn lực quan trọng nhất để phát triển bền vững và nhanh chính là “nguồn lực chính sách”. Nếu tăng trưởng GDP bằng mọi giá không cần đến bất ổn vĩ mô như nợ nần, bội chi và môi trường bị hủy hoại thì nghiên cứu này không có ý nghĩa. Cần có chính sách linh hoạt trong ứng xử với các nhân tố của cầu cuối cùng. Trong nghiên cứu này cho thấy ở thời điểm hiện nay xuất khẩu không lan tỏa nhiều đến giá trị tăng thêm mà chỉ lan tỏa tới nhập khẩu và phát thải GHG (52% trong tổng phát thải nhà kính) lớn nhất trong các nhân tố của cầu cuối cùng.

Theo CafeF

Tăng trưởng kinh tế năm 2017 vượt 6,8%

Chiều 27/12 Tổng cục Thống kê họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội năm 2017.

Ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (GSO – Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết, GDP cả năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với năm 2016. Trong đó quý I tăng 5,15%, quý II là 6,28%; quý III 7,46% và quý IV tăng 7,65%. Quy mô nền kinh tế đạt trên 5 triệu tỷ đồng, GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Đóng góp chủ yếu vào mức tăng 6,81% là khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phục hồi tăng 2,9% (cao hơn mức 1,36% năm 2016), góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8%, góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ 7,44% góp 2,87 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung nền kinh tế.

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2017, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,35% so với năm 2016, góp 5,52 điểm phần trăm; tích luỹ tài sản tăng 9,8%, góp 3,3 điểm phần trăm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,21% so với tháng trước. Tính chung cả năm, CPI đã tăng 3,53% so với cuối năm 2016, thấp hơn kế hoạch 4% được phê duyệt. Cũng theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu đạt 213,77 tỷ USD tăng 21,1% so với năm trước, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Trong đó, khu vực Nhà nước đạt 58,53 tỷ USD, tăng 16,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (cả dầu thô) là 155,24 tỷ USD, tăng 23%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 tăng 17,6% so với năm 2016. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 211,1 tỷ USD. Cả nước xuất siêu 2,7 tỷ USD trong năm.

Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, Hàn Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất, chủ yếu do Samsung mở rộng sản xuất nên nhu cầu nhập khẩu máy móc tăng cao. Năm 2017 cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng nhanh về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, khi cả nước có khoảng 120.000 doanh nghiệp ra đời với số vốn đăng ký gần 1,3 triệu tỷ đồng.

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của năm 2017 khi đạt gần 36 tỷ USD và vốn thực hiện 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016. Tuy nhiên, ông Lâm cũng cảnh báo, chênh lệch năng suất lao động Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng với các nước dù đạt 4.159 USD năm nay. Trong các nước ASEAN, năng suất lao động Việt Nam hiện thấp hơn Lào.

Theo Vnexpress